Cách phân biệt mật ong Rừng tự nhiên và mật ong Nuôi tại đồng bằng

Nhiều người có những lý luận rất khác nhau về mật ong rừng tự nhiên và mật ong nuôi ở đồng bằng. Khiến người tiêu dùng cảm thấy lúng túng khi không biết phân biệt đâu là mật ong rừng tự nhiên nguyên chất, mật ong nuôi đồng bằng nguyên chất. Hôm nay sanphamnenmua.com xin đưa ra một ví dụ nhỏ để giúp các bạn có góc nhìn thực với mật ong rừng và mật ong nuôi ở đồng bằng.

Giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu cách phân biệt mật ong rừng tự nhên và mật ong nuôi tại đồng bằng nào.

Sau đây chúng tôi sử dụng 3 loại mật ong mang ra thử nghiệm toàn toàn nguyên chất, vắt ra khỏi tổ, không pha tạp, không sử dụng hóa chất bảo quản. Bao gồm:
Cách phân biệt mật ong Rừng tự nhiên và mật ong Nuôi tại đồng bằng
- Mật ong nuôi hoa nhãn
- Mật ong nuôi hoa cúc quỳ
- Mật ong rừng tự nhiên

1: THỬ NGHIỆM VỚI GIẤY

Cách này thường được nhiều người nhắc đến khi thử mật ong giả, đểu. Rất tiếc là tôi không kiếm được chai mật giả nào để thử nghiệm, và bài viết này có mục tiêu chính là phân biệt MẬT ONG RỪNG và MẬT ONG NUÔI. Có người bảo mật ong không nguyên chất thì tan – loang trên giấy, có người lại bảo mật ong rừng thì không loang trên giấy. Các anh chị xem hình dưới đây:

KẾT LUẬN: SAI – các anh chị hãy nhớ rằng, trong mật ong, hầu hết là các thành phần dinh dưỡng. Nhưng mật ong bình thường có chứa đến 17,2% NƯỚC. Lượng nước trong mật cao hoặc thấp tùy thuộc vào loại mật, vào thời điểm khai thác (ví dụ trời nắng ráo, hoặc mưa) mà ta được mật đặc hay mật loãng khác nhau. Mật càng loãng -> CÀNG NHANH LOANG, Mật càng đặc -> LOANG CHẬM HƠN. Nhưng tất nhiên là 100% mật ong, dù nguyên chất đến mấy đều loang trên giấy.

Kết quả: KHÔNG THỂ PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG VỚI MẬT ONG NUÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỬ GIẤY

2: THỬ VỚI NƯỚC

Phương pháp thử giấy đã không phân biệt được đâu là mật ong rừng, đâu là mật ong nuôi rồi. Ta chuyển sang phương pháp thứ 2 là Rỏ 1 giọt mật vào cốc nước. Có người bảo mật ong rừng thì tròn vo, không tan. Còn mật ong nuôi hoặc không nguyên chất thì thả vào tan ngay trong nước! Không tạo thành giọt.

Mật Ong Rừng tôi thử nghiệm LOÃNG NHẤT Giọt mật bắt đầu rơi xuống thành giọt, nhưng xuống đến giữa cốc là vỡ tan thành 1 lớp mật mỏng dưới đáy.
KẾT LUẬN: SAI, tùy thuộc vào mật ong đặc hay loãng mà khi thả vào nước chúng tạo thành giọt có hình dáng khác nhau! Mật đặc thì giọt mật tròn, lâu tan. Mật loãng thì giọt mật thường không tròn, tan nhanh, và giọt mật rơi xuống tạo thành vết.

Kết quả: KHÔNG THỂ PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG VỚI MẬT ONG NUÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỬ NƯỚC.

3: THỬ VỚI LÁ HÀNH TƯƠI

Nhiều bài viết nói rằng mật ong càng xịn, càng tốt thì khi ta ngâm lá hành vào mật sẽ héo nhanh, héo nhiều. Và có người nói hành lá nhúng vào Mật Ong Rừng sẽ héo hơn Mật Ong Nuôi. Lý thuyết là lý thuyết, bây giờ chúng ta thử nghiệm thực tế.
KẾT LUẬN: Mật Ong có Vị Nóng (các anh chị nhớ là VỊ NÓNG, chứ không phải TÍNH NÓNG, thực tế trong Đông Y thì Mật Ong có tính HÀN), lá hành thuộc vào loại mềm, thả vào mật ong không héo mới là lạ, đơn cử như chuyện đơn giản là nhiều người thích cho lòng đỏ trứng gà vào cốc, cho mật ong vào rồi ngoáy lên, chỉ 1 loáng là cảm giác như lòng đỏ trứng đã chín. Lá hành héo nhiều, hay héo ít hầu như phụ thuộc vào độ đặc, ngọt của mật ong.

Kết quả: KHÔNG THỂ PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG VỚI MẬT ONG NUÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỬ BẰNG LÁ HÀNH.

4: KIẾN KHÔNG ĂN MẬT ONG RỪNG?

Lại thêm ý kiến cho rằng nếu là mật ong rừng xịn thì kiến không bao giờ bu vào :). Đã có ai chứng minh chưa nhỉ? Hay chỉ là đồn thổi? Chúng tôi đi rừng khai thác mật ong, mật rơi vãi đầy gốc cây, nếu có đàn kiến xung quanh đấy, 1 loáng là chúng bu đầy! Hoặc thậm chí như mang về đến bản để vắt, xong mà không dội nước rửa sạch thì kiến vẫn bu đầy. Về đến HN, nhà tôi hôm rồi có 1 tổ kiến, hay quá, để tôi thử nghiệm cho các anh chị thấy. Giọt mật bên tay trái là MẬT ONG RỪNG, còn giọt bên tay trái là MẬT ONG NUÔI.

KẾT LUẬN: Kiến thích đồ ngọt, mà mật ong rừng hay nuôi đều ngọt cả (tất nhiên vị ngọt khác nhau hoàn toàn), chả có lý do gì mà chúng không ăn mật. Trừ phi ta pha thật nhiều hóa chất vào mật, ắt là kiến sẽ sợ hãi mà không dám đụng vào.

Kết quả: KIẾN VẪN ĂN, BU VÀO MẬT ONG RỪNG

5: MỨC ĐỘ TẠO GAS & BỌT CỦA MẬT

Các anh chị xem lại ảnh của mục số 1, tôi đã nói rằng Mật Ong Rừng tạo rất nhiều khí Gas, dù rằng Mật Ong Nuôi cũng tạo khí! Nhưng chưa là gì so với Mật Ong Rừng, nó cũng giống như ta so sánh giữa 1 lon Bia và 1 chai rượu Vang vậy. Bia bao giờ cũng tạo bọt & khí nhiều gấp vài lần rượu Vang. Đặc biệt là khi rót mật vào thời tiết nóng, tôi đã vô cùng mệt mỏi khi phải rót mật ong rừng vào mùa Hè! Mặc dù mật phải rót từ sáng sớm khi trời còn mát mẻ, và ngay từ đêm hôm trước cũng đã phải đặt can mật vào chậu nước lã cho giảm nhiệt, nhưng hầu hết phải rót làm 2 lần, mỗi lần nửa chai! Đặc biệt là Mật Ong Rừng sau khi rót vào chai, tuyệt đối không bao giờ được đóng kín hoàn toàn, không bao giờ được dán niêm phong. Luôn phải để hơi hở 1 chút để mật…thở! Kẻo trời mùa hạ nắng nóng, chai mật để vài ngày không sử dụng, các anh chị mà mở nắp, mật phụt hết ra ngoài.
=> Mật Ong Nuôi có loại tạo nhiều khí Gas & Bọt, có loại tạo ít, nhưng đa phần là ít hơn rất nhiều so với Mật Ong Rừng.

=> Tuy nhiên, mật ong rừng cuối mùa, (Tầm cuối tháng 5 đến tháng 6 Dương Lịch) thường là khi ong đã ăn gần hết mật trong tổ, chỉ còn sót lại 1 ít, mật có màu đen sậm, mùi hắc thì tạo gas rất ít.

=> Phương pháp này cũng có thể phân biệt mật ong thô/nguyên chất so với mật ong đã xử lý công nghiệp. Các anh chị cứ thử hình dung, 1 hũ mật ong hình dáng đẹp tuyệt được nhập khẩu từ ngoại quốc, đã được dán tem niêm phong, nắp kín như bưng! Vậy mà để vài năm cũng đâu có thấy…xì gas. Sản xuất hàng loạt & công nghiệp họ phải có phương pháp xử lý riêng của họ, chứ không làm sao sản xuất hàng vạn hũ mật ong để bán đi khắp thế giới được! Có đúng không nào?

Tổng kết lại, Mật Ong Rừng sẽ có các đặc điểm sau:

  • Mùi thơm nồng rất khác biệt, thậm chí hơi chua.
  • Vị ngọt đặc biệt, rất khé cổ khi nếm thử.
  • Mật tạo khí Gas và bọt dữ dội. (nhiều nhất khi thời tiết nóng, có thể bị nổ cả bình)
Chú ý: Mật ong Yên Dưỡng không phải là mật ong hoang rã từ trên rừng, mà là mật ong rừng nuôi trong rừng núi (giống với mật ong rừng hoang rã nhưng được nuôi trong đõ ong, do con người đóng cẩn thận) Xem hình để biết được đõ nuôi ong như thế nào.
- Chính vì mật ong Yên Dưỡng nuôi ở trong rừng, núi nên chất lượng mật ong Yên Dưỡng ngang bằng so với mật ong rừng tự nhiên.

Nguồn bài viết có sử dụng của hoabanfood.com

Mật Ong Yên Dưỡng - Mật Ong Nguyên Chất Từ Thiên Nhiên
150k

Liên hệ mua tằm tươi theo:  

Facebook: Đặng Hồng
SĐT: 01699 11 9692


Sản Phẩm Nên Mua - Chuyên bán và đánh giá sản phẩm bán chạy trên thị trường

Nhận tin mới qua Email

  • Cập nhật tin tức hoàn toàn miễn phí qua Email
  • Đảm bảo an toàn thông tin của bạn
  • Nhận quà hàng tháng - Tri ân độc giả

Bài viết liên quan